4 Bước giúp “kỹ năng” nổi bật trong CV của bạn?
Tuy nhiên, nó không phải là tất cả những thông tin mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên. Điều quan trọng nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm là tính cụ thể trong thông tin bạn đưa ra.
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân không ngừng cập nhật thông tin và trang bị những kỹ năng cần thiết để nâng cao hiệu suất làm việc, cải thiện chất lượng công việc, chính vì lẽ đó mà không ít nhà tuyển dụng thường chú trọng đến kỹ năng của ứng viên, nhất là ứng viên công nghệ thông tin (IT). Vì vậy, bạn hãy làm nổi bật kỹ năng (Skills) trong CV để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, giúp bạn vượt qua vòng loại hồ sơ tiến đến vòng test và phỏng vấn. Viecbonus sẽ giúp bạn cách viết “kỹ năng” trong CV để bản CV của bạn trở nên hoàn hảo hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
1. Phần kỹ năng (skills) cần viết gì?
Khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào, nhà tuyển dụng đều muốn thấy trong đơn ứng tuyển của bạn những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu công việc của họ, những kỹ năng như “academic abilities” (học vấn) ; soft skills (kỹ năng mềm) ; …và nhiều kỹ năng khác. Tùy theo từng vị trí, mà họ sẽ có yêu cầu khác nhau cho từng kỹ năng, nhưng khi trình bày vào CV, bạn nên khéo léo thể hiện những kỹ năng đó với nhà tuyển dụng. Dưới đây là ví dụ cho phần kỹ năng được trình bày trong CV
Cách trình bày kỹ năng trong CV cá nhân
Trong ví dụ trên, bạn sẽ thấy một vài điểm tương đồng giữa các kỹ năng mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở các ứng viên, ngay cả khi bạn ứng tuyển vào các vị trí khác nhau của một công ty.
2. Kỹ năng chuyên môn
Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến các kỹ năng có liên quan đến công việc mà ứng viên đang sở hữu, họ không có nhiều thời gian, hay thực chất là không quan tâm đến những kỹ năng không có mối liên hệ nào đến công việc mà họ yêu cầu. Một ứng viên công nghệ thông tin (IT) liệt kê trong phần kỹ năng như sau: Lãnh đạo phòng an ninh mạng với 70 nhân viên tại Công ty World of Warcraft trong thời gian 3 năm. Một bạn khác viết: Duy trì máy chủ an ninh VoIP tại kho lưu trữ của Công ty World of Warcraft trong thời gian 3 năm. Một trong những kỹ năng quan trọng của nhân viên an ninh mạng “duy trì máy chủ an ninh” đã được thể hiện bởi một người, còn người kia thì không, và điều đó đã tạo ra sự khác biệt với nhà tuyển dụng. Hay bạn có thể liệt kê kỹ năng theo nhóm các ứng dụng lập trình, ví dụ như sau: Skills: Java EE: Servlets, JSF, Web-services, JPA, JDBC, EJB3. Jsp/Servlet Runners/EE Containers: Tomcat, JBoss, Weblogic. Databases: MySQL 5, Sql Server, DB2, Postgres, Oracle OS Platforms: Windows, Ubuntu Testing: JUnit 3. Kỹ năng mềm Cũng như bài viết trước mà Viecbonus đã chia sẻ về cách đưa dữ liệu vào CV , thông tin rất quan trọng với nhà tuyển dụng, chúng càng cụ thể, nhà tuyển dụng càng hiểu rõ về bạn. Kỹ năng mềm cũng vậy, bạn không thể nêu chung chung, rất khó để nhà tuyển dụng hình dung về con người bạn. Ví dụ: Thay vì nói: Khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt. Bạn nên nói cụ thể: Sử dụng thành thạo ngôn ngữ Anh và Nhật, giao tiếp cơ bản tiếng Trung. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn cụ thể về khả năng giao tiếp của bạn, chứ không chung chung là giao tiếp thành thạo nữa. Một mẹo nữa, Viecbonus muốn chia sẻ với các bạn, đó là về cách trình bày các kỹ năng liên quan đến phần mềm văn phòng Microsoft Office. Bạn hãy cố gắng nêu tên ứng dụng cá nhân mà bạn thành thạo nhất, như Word, Excel hay PowerPoint,.. Dưới đây là 5 kỹ năng mềm nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở các ứng viên Nếu bạn sở hữu những kỹ năng này trong sơ yếu lý lịch (CV), bạn chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nó không phải là tất cả những thông tin mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên. Điều quan trọng nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm là tính cụ thể trong thông tin bạn đưa ra. Đó là lý do vì sao thông tin cụ thể cho phần kỹ năng luôn có giá trị với nhà tuyển dụng, chứ không chỉ đơn thuần là thông tin “Tôi có khả năng sử dụng ngoại ngữ”. Kỹ năng lãnh đạo Nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có khả năng lãnh đạo, thúc đẩy, khuyến khích các thành viên khác để đạt được mục tiêu và khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực…Ngay cả khi bạn không ứng tuyển vào vị trí quản lý thì những vị trí chủ chốt trong công ty vẫn đòi hỏi kỹ năng này. Ví dụ: Duy trì kế hoạch đề ra của ban lãnh đạo đồng thời triển khai các dự án nhỏ hướng đến mục tiêu tăng doanh thu, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng. Khả năng thích nghi Đây là một kỹ năng quan trọng giúp bạn thích ứng nhanh với nhịp độ công việc, và có khả năng làm nhiều việc cùng 1 lúc. Kỹ năng này thường được yêu cầu ở những vị trí đòi hỏi môi trường làm việc với khối lượng công việc lớn. Ví dụ Thích ứng với mọi tình huống phát sinh, có thể đề xuất các giải pháp cho những vấn đề phát sinh nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng Khả năng làm việc nhóm, khả năng tương tác Nhà tuyển dụng muốn những người có khả năng làm việc nhóm tốt, truyền cảm hứng được tới những đồng nghiệp khác và không gây xung đột… Ví dụ: Sử dụng đa dạng kỹ năng trong bất kỳ nhóm/đội dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng Phối hợp nhóm làm việc bốn người để hoàn thành dự án một cách kịp thời và nhanh chóng. Khả năng giao tiếp Đây là kỹ năng mà mọi công việc đều cần có. Bạn cần kỹ năng giao tiếp để bạn có thể truyền đạt ý kiến, đưa ra ý kiến của mình với sếp của bạn, đồng nghiệp và khách hàng… một cách hiệu quả. Ví dụ: Khả năng thấu hiểu tốt giúp tiếp nhận thông tin từ người nói để thiết lập các các mối quan hệ cần thiết. Duy trì mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp nhằm hỗ trợ các công việc trong lĩnh vực truyền thông, mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Kỹ năng máy tính Hầu hết các vị trí công việc đòi hỏi bạn có một sự hiểu biết cơ bản về các chương trình máy tính như Excel, Word… Một số công việc đòi hỏi kỹ năng tìm kiếm internet, biết cách sử dụng trang mạng xã hội và email… Ví dụ: Thành thạo kỹ năng Word, Excel qua khóa học thêm ở…,kinh nghiệm đã từng làm như làm báo cáo công việc…,
4. Tạo điểm nhấn trong kỹ năng
Nếu bạn chỉ liệt kê các kỹ năng chung chung, điều này sẽ không tạo sức hút lớn với nhà tuyển dụng, nhưng khi bạn tạo điểm nhấn về một kỹ năng chủ chốt, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn giữa bạn và các ứng viên khác. Ví dụ: Khi bạn liệt kê các kỹ năng máy tính, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, sẽ có 2 bạn trình bày như sau: Kỹ năng được trình bày phân tán
Thành thạo các phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop và Adobe Illustrator
Giao tiếp tốt với song ngữ: Anh- Nhật
Thành thạo các phần mềm văn phòng: MS Word, Excel và PowerPoint.
Tự tin trước đám đông và có khả năng truyền cảm hứng khi nói chuyện.
Kỹ năng được sắp xếp theo trình tự
Thành thạo các phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop và Adobe Illustrator
Thành thạo các phần mềm văn phòng: MS Word, Excel và PowerPoint.
Tự tin trước đám đông và có khả năng truyền cảm hứng khi nói chuyện.
Giao tiếp tốt với song ngữ: Anh- Nhật
Với các trình bày thứ hai, nhà tuyển dụng dễ tóm lược kỹ năng sử dụng phần mềm cũng như kỹ năng giao tiếp của ứng viên. Ngoài ra, khi trình bày các nhóm kỹ năng, bạn nên để những kỹ năng quan trọng lên hàng đầu, như vậy, nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng tìm được kỹ năng mà họ cần ở ứng viên, phục vụ đúng nhu cầu công việc đang đòi hỏi. Với các bạn công nghệ thông tin (IT), phần kỹ năng trong CV sẽ có một số yêu cầu về kỹ năng chuyên môn. Dưới đây là một ví dụ của một ứng viên IT: TECHNICAL SKILLS SECURITY: McAfee SIEM/EPO/NSM, FireEye CMS/ETP, SecureWorks, IDS/IPS, Sumo Logic cloud-based log management, SSL certificate configuration and management, Juniper NetScreen/Palo Alto Networks firewall REVERSE ENGINEERING: Ollydbg, WinBdg, GBD, IDA Pro, PEiD, malware sandbox NETWORKING: Wireshark/TCPView packet analysis, DNS servers, mail server
OPERATING SYSTEMS: Windows XP, Vista, 7, 8; Windows Server 2003, 2008, 2012; Linux including CentOS, Ubuntu, Arch, Debian, BackTrack, and Kali
Do yêu cầu công việc IT đòi hỏi người lao động những kỹ năng chuyên môn, khi ứng tuyển vào một vị trí nào đó, ứng viên nên bắt đầu bằng kỹ thuật phần mềm thay vì đưa những kỹ năng bổ sung. Ví dụ, ứng viên nộp hồ sơ cho vị trí chuyên viên cao cấp quản trị cơ sở dữ liệu. Khi trình bày các kỹ năng, bạn nên đưa những thông tin cần thiết liên quan đến hệ điều hành mà bạn thành thạo hay các hệ thống vận hành CSDL mà bạn biết,…lên đầu tiên, sau đó hãy liệt kê các kỹ năng cụ thể trong từng lĩnh vực chuyên môn mà bạn đảm nhiệm. Một số kỹ năng bổ trợ cho kỹ năng chuyên môn mà bạn có thể liệt kê:
Cơ sở dữ liệu ngành như Oracle, SQL, Jbase,..
Kỹ thuật quản trị cơ sở dữ liệu, các hệ điều hành hay quản trị mạng.
Khả năng sử dụng thành thạo phần mềm văn phòng MS Office.
Bất kể bạn ứng tuyển vào vị trí nào, miễn là bạn biết cách sắp xếp, làm nổi bật thông tin, bạn hoàn toàn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Leave a Reply