Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả và chủ động trong giao tiếp

Đặt câu hỏi để làm rõ các điểm quan trọng: “Bạn muốn đề cập đến vấn đề gì khi nói….?” hay “Đây có phải là ý của bạn không?”

Để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả và thực sự chủ động trong giao tiếp, bạn cần tuân thủ 5 kỹ thuật sau đây: dành cho người nói một sự chú ý hoàn toàn, thể hiện rằng bạn đang nghe, đưa ra phản hồi, trì hoãn các phán xét, phản ứng một cách hợp lý. Xem chi tiết trong bài viết sau.
Kỹ năng lắng nghe chủ động là gì?
Kỹ năng lắng nghe chủ động có nghĩa là tập trung vào người bạn đang lắng nghe, cho dù đó làcuộc nói chuyện trong nhóm hay là chỉ có 2 người, để hiểu được họ đang nói điều gì. Là người nghe, bạn nên tự mình có thể nhắc lại bằng từ ngữ của mình những gìhọ vừa nói.

Có 5 kỹ thuật quan trọng để luyện tập lắng nghe chủ động, đảm bảo giúp bạn nghe được những gì người khác nói và họ cũng biết rằng bạn đang thực sự nghe họ.

Chú ý

Hãy dành cho người nói một sự chú ý hoàn toàn, không để bị phân tán bởi bất cứ thứ gì và xác nhận thông điệp. Kỹ năng giao tiếp không lời nói (non-verbal) cũng là một cách “nói to” điều bạn nghe được.

Nhìn vào người đang nói, tránh nhìn xuống, nhìn lên hay nhìn xung quanh. Tuy nhiên, đừng nhìn chằm chằm vào họ.

Gạt bỏ tất cả những suy nghĩ khiến bạn mất tập trung và ngoài lề câu chuyện.

Đừng để suy nghĩ bác bỏ hay phản biện xuất hiện trong đầu.

Tránh bị phân tán tư tưởng bởi các yếu tố môi trường.

Quan sát và “nghe” ngôn ngữ cơ thể của người nói.

Thể hiện rằng bạn đang nghe

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ của bạn để truyền tải sự chú ý.

Thường xuyên gật đầu (không gật đầu liên tục).

Mỉm cười và sử dụng các biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt.

Để ý tư thế, dáng điệu của bạn sao cho người khác cảm nhận được bạn cởi mở và dễ gần.

Khuyến khích đối phương tiếp tục nói với các lời bình luận ngắn gọn như “vâng, ừ, à….”


Đưa ra phản hồi

Các bộ lọc, giả thuyết, phán xét và niềm tin của riêng mỗi người có thể bóp méo tất cả những gì đã nghe được. Khi là người nghe, vai trò của bạn là hiểu những gì được nói. Điều này yêu cầu sự suy xét lại các thông tin đã thu nạp và đặt câu hỏi.

Hãy suy xét lại những gì đã nghe được bằng cách diễn đạt như sau: “Điều tôi nghe đó là….” và “nghe như bạn đang muốn nói về….” là những cách tuyệt vời để đưa ra phản hồi với đối phương.

Đặt câu hỏi để làm rõ các điểm quan trọng: “Bạn muốn đề cập đến vấn đề gì khi nói….?” hay “Đây có phải là ý của bạn không?”

Thi thoảng, bạn cũng nên tổng hợp lại các hồi đáp của người nói.

Lời khuyên:

Nếu cảm thấy bản thân bị cảm xúc lấn át khi đưa ra phản hồi với điều người khác nói thì hãy hỏi thêm nhiều thông tin:“Có lẽ tôi chưa hiểu chính xác ý của bạn và tôi thấy mình có một suy nghĩ khác. Điều tôi nghĩ bạn đang ngụ ý là ……, đó có phải là ý của bạn không?”

Trì hoãn các phán xét

Ngắt lời người khác sẽ lãng phí thời gian, như thể bạn đang muốn chống lại người nói, đồng thời giới hạn khả năng bạn có thể hiểu được toàn bộ thông điệp.

Để cho người nói kết thúc từng vấn đề trước khi đặt câu hỏi.

Đừng ngắt lời người khác bằng những phản biện của bạn cũng là một bí quyết giúp bạn có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả.

Phản ứng một cách hợp lý

Lắng nghe chủ động là một hình mẫu thể hiện sự tôn trọng và thấu hiểu. Bạn thu nạp được thông tin và góc nhìn mới. Bạn sẽ không nhận được gì nếu “tấn công” người nói hoặc hạ thấp họ.

Thẳng thắn, cởi mở và chân thành trong phản ứng của bạn.

Lịch sự thể hiện quan điểm của bạn.

Đối xử với người khác theo cách mà bạn nghĩ rằng họ muốn được bạn đối xử.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *