Bán hàng thành công nhờ xây dựng mạng lưới khách hàng

Đăng trên Facebook hay blog của bạn hoặc viết trên blog của người khác để truyền bá thông điệp. Gửi email mời các khách hàng tiềm năng tìm hiểu về những vấn đề này.
1. Sử dụng mọi mối quan hệ mà bạn có:Thực hiện một cuộc gọi để bán sản phẩm và dịch vụ là rất khó khăn, tốt nhất bạn không nên sử dụng cách này. Bạn cần phải gặp gỡ những người có một chút liên hệ với mình, cho dù đó chỉ là mối quan hệ xã giao. Hãy tạo ra một danh sách tất cả mọi người bạn biết, có thể lúc đầu chỉ có vài người nhưng đừng nản lòng, phát triển danh sách này bằng cách khai thác các mối quan hệ hiện tại. Gặp hầu hết mọi người bạn biết, những người có thể có mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp và nhờ họ giới thiệu mình. Hãy phát triển mối quan hệ của bạn càng rộng càng tốt.


nhờ

2. Theo dõi và tìm ra vấn đề của khách hàng: Một số khách hàng tiềm năng có thể hoàn toàn ngoài tầm với của bạn, nhưng với cách tiếp cận này bạn sẽ ngạc nhiên. Trước tiên, bạn theo dõi những người này, đương nhiên không phải là loại rình rập, xâm nhập vào đời sống cá nhân của người khác. Tìm bất cứ ai có thể kết nối đến người bạn muốn gặp và nhờ họ viết một email giới thiệu hoặc một cuộc gọi hỏi thăm thân mật. Khách hàng càng khó tính, bước này càng phải thận trọng. Tiếp theo, gửi một bức thư giới thiệu và một cuộc gọi. Xác định những nơi bạn có thể gặp và tiếp cận họ.

Nếu bạn có thể sắp xếp một cuộc họp hay đơn giản chỉ là một cuộc hẹn. Dành nửa thời gian đầu đặt câu hỏi để xác định vị trí điểm đau cho người đó và cố gắng cung cấp một cái gì đó có giá trị độc lập của doanh nghiệp mình. Nếu bạn mang đủ giá trị cho người này, họ sẽ quan tâm đến bạn và công ty của bạn.

3. Làm nổi bật những mặt tích cực: Khi bạn nói chuyện với khách hàng tiềm năng, họ có thể hỏi những câu hỏi rất khó trả lời, ví dụ như, bạn có bao nhiêu khách hàng? Bạn kinh doanh trong ngành này bao lâu rồi? Hãy cố gắng trả lời chúng bằng cách làm nổi bật mặt tích cực. Ví dụ như, có bao nhiêu khách hàng không quan trọng bằng việc những người đã thử sản phẩm hay dịch vụ của công ty tôi, 95% sẽ giới thiệu nó cho bạn bè của họ.

4. Tạo mối quan hệ đối tác tin cậy: Người ta không biết về công ty của bạn và bạn cũng không có uy tín thương hiệu. Vậy tại sao không sử dụng uy tín của một công ty đáng tin cậy hiện có để gây ấn tượng với khách hàng đầu tiên? Tìm một nhóm hoặc một người mà khách hàng mục tiêu của bạn tin tưởng. Đây có thể là một người nào đó đã cung cấp cho họ dịch vụ hay chỉ là một người có danh tiếng. Cung cấp cho đối tác tiềm năng này một tỷ lệ phần trăm trong doanh thu, thỏa thuận tài trợ hoặc tỷ lệ giảm giá để đổi lấy một sự chứng thực từ họ.

5. Trở thành chuyên gia: Khi bạn chưa có khách hàng, điều tốt nhất nên làm là trau dồi chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn đã chọn. Nếu khách hàng đầu tiên tin tưởng bạn như là một nguồn kiến thức về vấn đề trong ngành, họ sẽ mua hàng của bạn. Chìa khóa ở đây không phải là giả mạo nó. Trước khi bạn bắt đầu chứng minh chuyên môn của mình, bạn phải phát triển nó. Một khi bạn đã phát triển chuyên môn, thể hiện nó thông qua bất kỳ nguồn phương tiện truyền thông nào. Đăng trên Facebook hay blog của bạn hoặc viết trên blog của người khác để truyền bá thông điệp. Gửi email mời các khách hàng tiềm năng tìm hiểu về những vấn đề này.

Xây dựng trong bán hàng bằng cách nào?

Để bán hàng thành công, mỗi nhân viên bán hàng cần biết xây dựng và mở rộng mạng lưới khách hàng để không ngừng tìm kiếm những khách hàng mới đến với công ty của mình. Hãy tham khảo những cách dưới đây để xây dựng cho mình một mạng lưới khách hàng hoàn hảo.

1. Không quên đề nghị khách hàng trở thành người giới thiệu sản phẩm: Đề nghị khách hàng làm người tiến cử sản phẩm của bạn tới bạn bè, người thân của họ không phải là công việc quá khó khăn. Đây là một trong những cách khá tốt để bạn có thể mở rộng mạng lưới khách hàng của mình thông qua phương thức truyền miệng. Tuy nhiên bạn cũng cần có những kỹ năng của người bán hàng chuyên nghiệp để biết lựa chọn đúng thời điểm đưa ra lời đề nghị. Thời điểm hiệu quả để thực hiện công việc này là khi bạn vừa kết thúc một giao dịch với khách hàng, đem lại một dịch vụ hoàn hảo tới khách hàng, và làm hài lòng khách hàng. Chỉ khi mua hàng xong, khách hàng mới có thời gian cũng như tâm trạng để lắng nghe đề nghị của bạn, và đừng quên luôn thể hiện sự thân thiện, cởi mở đối với khách hàng dù họ tỏ ra không mấy quan tâm.

2. Nâng cao kiến thức về sản phẩm cho khách hàng: Khách hàng sẽ không sẵn sàng tiến cử sản phẩm của bạn nếu như họ chưa thực sự am hiểu về sản phẩm, chưa có đủ lòng tin và quan trọng hơn là nếu họ không nhận được lợi ích cụ thể nào. Chính vì vậy, bạn hãy giành thời gian để nói chuyện với khách hàng quen của bạn, tư vấn cho họ về cách tiếp cận và nói chuyện với những đối tượng tiềm năng. Qua thời gian huấn luyện, khách hàng sẽ cảm thấy tự tin và dễ dàng hơn khi giới thiệu sản phẩm của bạn tới người thân, bạn bè, không chỉ vậy, còn cảm thấy không nản lòng khi bị từ chối mua hàng. Quan trọng hơn, bạn đừng quên cảm ơn những khách hàng trung thành, những khách hàng đã nhiệt tình làm người giới thiệu cho sản phẩm, dịch vụ của bạn và gửi tặng họ những món quà ý nghĩa.

3. Tận dụng cơ hội: Cơ hội bán hàng tới khách hàng tiềm năng cần được tiến hành một cách nhanh chóng, do đó, một đại diện bán hàng giỏi phải luôn biết duy trì mối quan hệ với mạng lưới những khách hàng làm người giới thiệu cho sản phẩm của bạn, thường xuyên thông tin để họ nắm bắt cơ hội giới thiệu và bán sản phẩm tới khách hàng mục tiêu.

4. Giành thời gian cho các cuộc điện thoại với khách hàng: Biết cách lựa chọn thời điểm để gọi điện cho khách hàng mục tiêu cũng là kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật bán hàng mà một nhân viên bán hàng cần có. Hơn nữa, không phải lúc nào nhân viên cũng cố gắng bán được hàng bằng mọi giá, mà cần phải nhớ rằng mục đích của các cuộc điện thoại tới khách hàng là thu thập thông tin về khách hàng, khơi gợi nhu cầu mua hàng và sắp xếp lịch hẹn với khách hàng nếu có thể. Nhân viên bán hàng cũng nên có cách xử lý thông minh khi tiếp xúc qua điện thoại, chẳng hạn như khi được đưa ra một câu hỏi thú vị, hay khi khách hàng thể hiện sự tò mò về sản phẩm, hãy lên một buổi hẹn với họ thay vì nhanh chóng đưa ra câu trả lời, như vậy bạn sẽ có thêm cơ hội tìm hiểu, thuyết phục khách hàng. Một yêu cầu không thể thiếu nữa là nhân viên bán hàng cần thể hiện sự chuyên nghiệp dù chỉ là tiếp xúc qua điện thoại, trình bày một cách thuyết phục nhằm tạo hứng thú cho người nghe.

5. Biết đánh giá khách hàng tiềm năng: Đây là kĩ năng đòi hỏi sự nghiêm túc bởi đánh giá và phân loại khách hàng tiềm năng theo các tiêu chí về sở thích, thói quen, khả năng tài chính,… sẽ giúp nhân viên bán hàng tiết kiệm thời gian trong việc gặp gỡ và chinh phục khách hàng.

6. Thất bại là mẹ thành công: Bán hàng là công việc đòi hỏi tính kiên trì, bị từ chối mua hàng là hiện tượng thường gặp và qua đây, nhân viên cần rút kinh nghiệm và sử dụng ý kiến phản hồi của khách hàng nhằm cải thiện kỹ năng bán hàng, có thêm tự tin đề chinh phục khách hàng mới.-> Xem thêm: Những kỹ năng cơ bản của người bán hàng chuyên nghiệp

Với hầu hết các nhân viên bán hàng, mở rộng mạng lưới khách hàng, tìm kiếm thêm khách hàng mới là công việc hết sức khó khăn, đây là công việc đòi hỏi thường xuyên và tích cực liên hệ, nếu giành thời gian chăm lo cho các mối quan hệ, đồng thời, tận dụng tốt những lời khuyên trên, chắc chắn, nhân viên bán hàng sẽ có được mạng lưới khách hàng rộng khắp, và nhanh chóng gia tăng doanh số bán hàng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *