Tại sao lại không thử viết một cover letter hoàn hảo?

Đây là câu mở đầu chung chung của rất nhiều thư xin việc, lỗi cơ bản của không ít bạn trẻ là copy và paste thư xin việc đến nhiều nhà tuyển dụng khác nhau.

CV và xin việc là “bộ đôi quyền lực” luôn đồng hành cùng bộ hồ sơ ứng tuyển, chúng là cầu nối quan trọng truyền tải thông tin, nguyện vọng của ứng viên đến nhà tuyển dụng. Nếu CV chỉ là bản tóm tắt những thông tin cơ bản nhất, thì thư xin việc là câu chuyện có mở đầu có kết thúc thể hiện rõ nhất những mục tiêu nghề nghiệp, khát khao cống hiến lâu dài. Vậy, thư giới thiệu có ý nghĩa như thế nào và làm sao để bức thư này gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy dùng Viecbonus giải đáp câu hỏi trên.

Theo khảo sát từ các trung tâm tư vấn việc làm, có 76% Nhà Tuyển Dụng (NTD) ưu tiên chọn đọc những hồ sơ có đính kèm thư giới thiệu. Điều đó cho thấy thư giới thiệu có ý nghĩa quan trọng đến NTD, ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định tuyển dụng của họ.


Làm thế nào để có cover letter xin việc hoàn hảo?
Với nhà tuyển dụng, trước khi tìm hiểu kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên, họ muốn biết lý do ứng viên muốn ứng tuyển vào công ty của họ và cover letter xin việc là một câu trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi trên.

Cover letter xin việc là gì?
Cover letter xin việc có bố cục trình bày như một bức thư bình thường, gồm 3 phần với người viết là bạn và người nhận là nhà tuyển dụng.

Mở đầu: giới thiệu vắn tắt về bạn và lý do vì sao bạn viết đơn xin việc đến nhà tuyển dụng
Nội dung: trình bày kỹ năng, kin nghiệm, học vấn cũng như thành tích cá nhân mà bạn đạt được.
Kết bài: bày tỏ nguyện vọng, mong muốn làm việc và cống hiến hết mình tại công ty mà bạn ứng tuyển.
5 điểm nhấn quan trọng trong cover letter xin việc
1. Lời chào ở đầu thư

Cách viết lời chào ở đầu cover letter xin việc phụ thuộc vào thông tin bạn có về nhà tuyển dụng. Nếu bạn biết tên nhà tuyển dụng, lời chào của bạn có thể là: “Dear Mr A” hay “Dear Ms B”. Để biết tên Mr A hay Ms B, bạn có thể vào website công ty, vào phần giới thiệu hay liên hệ, có thể search google xem manager vị trí bạn đang ứng tuyển là ai.

Nếu bạn không biết tên nhà tuyển dụng, hãy thay bằng tên khác như tên của manager vị trí bạn đang ứng tuyển. Ví dụ bạn đang ứng tuyển vị trí thực tập lập trình web cho công ty CNTT X thì bạn có thể search xem manager của phòng IT đó là ai? Bạn có thể tìm thấy thông tin tại Google hay LinkedIn.

2. Lý do gửi thư

Đừng bắt đầu cover letter xin việc với “Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí A , đăng trên tin tuyển dụng X ngày…”

Đây là câu mở đầu chung chung của rất nhiều thư xin việc, lỗi cơ bản của không ít bạn trẻ là copy và paste thư xin việc đến nhiều nhà tuyển dụng khác nhau.

Thay vì viết “Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí A, đăng trên tin tuyển dụng X ngày…” bạn hãy thử bắt đầu với “ Với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực test phần mềm, tôi tin mình sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của quý công ty”.

3. Trình bày những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp

Trong phần chính của cover letter xin việc, bạn nên trình bày kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. Để làm tốt phần này, bạn nên đọc kỹ mô tả công việc (JD) để nắm được tiêu chí mà NTD đang tìm kiếm ở các ứng viên. Sau khi phác thảo xong bức “chân dung” ứng viên lý tưởng trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần sàng lọc những thông tin quan trọng về kỹ năng cũng như kinh nghiệm mà bạn có, sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một ví dụ cho vị trí :

“Những điểm mạnh trong kỹ năng sẽ giúp tôi hoàn thành xuất sắc công việc tại vị trí lập trình web:

Thành thạo kỹ năng trong việc lập trình và quản lý các ứng dụng website.

Kỹ năng cơ bản về thiết kế và sử dụng photoshop.

Kỹ năng giao tiếp và quản lý công việc hiệu quả.”

4. Nhấn mạnh đam mê của bạn với công ty và công việc

Trong cover letter xin việc, bạn hãy khéo léo bày tỏ niềm đam mê của bạn với công việc và những tâm huyết, nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty.Nhưng lưu ý, bạn cần trung thực với nhà tuyển dụng, đừng tự đề cao quá bản thân, điều đó sẽ gây phản cảm đến nhà tuyển dụng, nhất là khi CV của bạn không thể hiện những đam mê và kỹ năng đó.

Ví dụ: “Tôi hy vọng với kỹ năng mà mình tích lũy được trong quá trình học tập tại FPT và kinh nghiệm cá nhân sẽ mang đến cho tôi một buổi phỏng vấn với công ty X. Tôi tin rằng mình có đủ năng lực và kinh nghiệm để đối mặt với những thử thách để mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng tại công ty X. ”

5. Kết thúc bằng lời nhắn

Để kết thúc cover letter xin việc, bạn hãy thể hiện sự sẵn sàng bằng cách viết: “Tôi rất mong được gặp ông/bà để chúng ta có thể trao đổi thêm về sự phù hợp giữa kinh nghiệm của tôi với những yêu cầu của quý công ty dành cho vị trí này. Ông/Bà có thể liên lạc với tôi bất cứ lúc nào theo số điện thoại 090 xxx yyy hoặc email: …@gmail.com”

Thư xin việc là một cầu nối đưa bạn đến gần nhà tuyển dụng hơn, giúp họ hiểu sâu hơn về con người bạn, để có quyết định đúng đắn cho một buổi phỏng vấn sắp tới. Vì vậy, hãy đầu tư chất xám tương xứng với nó, bạn nên đọc kỹ và soát lỗi chính tả/ ngữ pháp cẩn thận tránh mất điểm với nhà tuyển dụng ngay từ những giây đầu tiên.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *