Những lỗi nhỏ mà hậu quả lớn cần tránh khi viết cv xin việc

Thực tập sinh tại phòng kỹ thuật tại tổ chức NGOs; … Và nếu bạn có điều gì đó để thể hiện, hãy đưa nó lên đầu trang!
Bạn gửi CV đi khắp nơi nhưng không có kết quả hồi âm. Liệu có sai sót gì trong cách trình bày CV mà bạn vô tình không nhìn ra? Đừng lo lắng quá, hãy để Viecbonus giúp bạn cách khắc phục 6 sai lầm thường gặp trong quá trình viết CV cá nhân !

Mẫu CV hoàn chỉnh cho IT
Lỗi thứ 1: Không trình bày hết kinh nghiệm
Sinh viên mới ra trường thường thiếu kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng chuyên môn do chưa va chạm nhiều với công việc. Một phần do tự ti cá nhân, họ không dám ứng tuyển vào những vị trí đòi hỏi cao về mặt kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn, một phần là do mức lương quá ít không đủ trang trải sinh hoạt cá nhân. Giải pháp cho vấn đề này, ngay từ thời sinh viên, hãy kiếm cho mình một đến hai công việc đúng chuyên ngành vừa để tích lũy kinh nghiệm, vừa để va chạm với đời. Khi trình bày kinh nghiệm cá nhân trong CV, bạn cố gắng đề cập tất cả “kinh nghiệm” mà bạn có, miễn là nó liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Lỗi thứ 2: Nộp đơn xin việc cho tất cả các vị trí tuyển dụng
Mỗi vị trí tuyển dụng sẽ có yêu cầu công việc khác nhau. Do đó, cần có một bản CV riêng, chuyên biệt, phù hợp với yêu cầu cũng như tiêu chí đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng. Hơn nữa, với cách thể hiện riêng, bạn sẽ tạo ấn tượng với NTD, giúp bạn đi đến vòng phỏng vấn tiếp theo. Nếu đó là công việc bạn thực sự mong muốn, hãy đưa ra chiến dịch quảng bá bản thân, tạo sức hút với nhà tuyển dụng ngay bây giờ!
Lỗi thứ 3: Không có ví dụ cụ thể cho kỹ năng
Thật khó để nói về bản thân, nhất là trong một bản CV xin việc. Có một mẹo nhỏ sẽ giúp bạn tháo gỡ khó khăn này! Khi nói về kỹ năng, bạn hãy nhấn mạnh những kỹ năng nổi trội nhất kèm với những thông tin cụ thể về thực tiễn công việc.
Lỗi thứ 4: Không có số liệu cụ thể cho thành tích cá nhân
Bạn giành thành tích cao trong công việc, tăng doanh thu công ty hay ký kết một hợp đồng gia trị… Nhưng không biết cách trình bày những thành tích đó vào bản CV, không thể hiện hết giá trị cá nhân với nhà tuyển dụng. Để khắc phục khó khăn, bạn hãy liệt kê thành tích cùng với số liệu cụ thể và phần trăm/ giá trị công việc mà bạn góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty đó. Ví dụ: Bạn giành chiến thắng trong một cuộc thi thiết kế web với sự tham gia của 500 người; Thực tập sinh tại phòng kỹ thuật tại tổ chức NGOs; … Và nếu bạn có điều gì đó để thể hiện, hãy đưa nó lên đầu trang!
Lỗi thứ 5: Không nói về đam mê hay sở thích cá nhân
Nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm kinh nghiệm hay kỹ năng chuyên môn, họ còn tìm kiếm đam mê hay sở thích cá nhân, để xem phong cách của ứng viên đó có phù hợp với văn hóa làm việc tại công ty đó hay không. Khi nói về sở thích cá nhân, bạn có thể thêm thông tin về quyển sách hay, ý nghĩa bạn đã từng đọc hay môn thể thao sở trường…
Lỗi thứ 6: Nhiều thông tin vô nghĩa, thiếu thuyết phục
thời gian mới tốt nghiệp ra trường, bạn đã tham gia một khóa học, trở thành tình nguyện viên của một tổ chức hay làm parttime tại một quầy ăn nhanh,… Rất nhiều thông tin vô nghĩa, không thực sự thuyết phục nhà tuyển dụng, hơn nữa, qua những thông tin đó, nhà tuyển dụng còn thấy bạn là một người thiếu chuyên nghiệp. Thay vào đó, hãy nói về công việc có liên quan trực tiếp đến vị trí bạn ứng tuyển và có khả năng đo lường kết quả, như: bạn đóng góp bao nhiêu phần trăm doanh thu công ty, hay bạn đã cải thiện công việc đó như thế nào… Tổng hợp

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *